HỒ CHÍ MINH HUYỀN THOẠI VÀ MẶT NẠ

HỒ CHÍ MINH HUYỀN THOẠI VÀ MẶT NẠ

Friday, June 15, 2012

XLIX * WIKIPEDIA * TĂNG TUYẾT MINH

WIKIPEDIA

Tăng Tuyết Minh

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bước tới: menu, tìm kiếm

Tăng Tuyết Minh thập niên 1920
Tăng Tuyết Minh (chữ Hán: 曾雪明, 19051991) là một phụ nữ Trung Quốc. Theo nghiên cứu của một số học giả ai?thì bà đã kết hôn với Hồ Chí Minh, khi đó có bí danh là Lý Thụy vào năm 1926 và đã sống chung với ông được nửa năm cho đến khi ông phải rời Trung Quốc sau vụ chính biến năm 1927.[1][2] Sau này khi Hồ Chí Minh trở thành chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, hai người đã tìm cách liên lạc nhau nhưng không được.[3]

Mục lục

Xuất thân

Bà Tăng Tuyết Minh sinh vào tháng 10 năm 1905 tại thành phố Quảng Châu, Trung Quốc, quê gốc ở huyện Mai tỉnh Quảng Đông. Thân phụ của bà là Tăng Khai Hoa làm nghề buôn bán; thân mẫu của bà là Lương thị, vợ kế của Tăng Khai Hoa. Ông Tăng Khai Hoa qua đời khi Tăng Tuyết Minh mới lên mười.
Đầu năm 1923, bà học Cao đẳng tiểu học sau đó tốt nghiệp trường Hộ sinh Quảng Châu, ra làm nữ hộ sinh. Tháng 11 năm 1924, Nguyễn Ái Quốc với bí danh là Lý Thụy từ Moskva đến Quảng Châu làm phiên dịch cho cố vấn Liên Xô Mikhail Markovich Borodin, thuộc Hội Lao Liên của Tôn Trung Sơn.
Mùa hè năm 1926, qua sự mai mối của một trợ thủ đắc lực là Lâm Đức Thụ [1], Nguyễn Ái Quốc gặp Tăng Tuyết Minh. Theo các tài liệu của Pierre Brocheux, Nguyễn Ái Quốc rất có cảm tình với cô gái Quảng Châu có gương mặt trái xoan, da trắng, điềm đạm, đoan trang, thông minh này[1].

Hôn nhân

Tháng 10 năm 1926, hôn lễ giữa Lý Thụy, (bí danh hoạt động của Nguyễn Ái Quốc khi đó) và Tăng Tuyết Minh được tổ chức tại nhà hàng Thái Bình, với sự chứng kiến[3] của Thái Sướng, Đặng Dĩnh Siêu (vợ của Chu Ân Lai) và một số học viên khoá huấn luyện phụ vận.[4] Đây cũng là địa điểm mà Chu Ân Lai và Đặng Dĩnh Siêu tổ chức kết hôn trước đó một năm. Cuộc hôn nhân này ban đầu bị mẹ Tăng Tuyết Minh phản đối vì bà lo ngại Nguyễn Ái Quốc hoạt động nay đây mai đó không ổn định, nhưng lại được Tăng Cẩm Tương, anh của Tăng Tuyết Minh, tán thành vì nhận xét Nguyễn Ái Quốc là người có học vấn, cẩn trọng và tâm huyết với sự nghiệp.[3] Theo sử gia người Pháp Pierre Brocheux trong cuốn tiểu sử Hồ Chí Minh: Một tiểu sử, một số người cùng hoạt động hoặc quen biết Lý Thụy như Nguyễn Hải ThầnLê Hồng Sơn phản đối cuộc hôn nhân này. Trong một lá thư cho các đồng sự, Lý Thụy đã giải thích lí do cưới Tăng Tuyết Minh là vì ông cần một phụ nữ để dạy ngôn ngữ và chăm lo nhà cửa.[1]
Sử gia William J. Duiker trong cuốn tiểu sử Ho Chi Minh: A Life cũng nhắc đến tin đồn rằng hai người đã có một người con gái; ông dẫn thông tin này từ cuốn Vision Accomplished? của tác giả Nguyễn Khắc Huyên.[2]

Chia cách

Ngày 12 tháng 4 năm 1927, sau khi Lý Thụy và Tăng Tuyết Minh kết hôn đuợc nửa năm, Tưởng Giới Thạch phát động cuộc chính biến tại Thượng Hải. Lý Thụy phải chuyển đến Vũ Hán vì trụ sở của đoàn cố vấn Lao Liên chuyển đến đây. Tuy nhiên do tình thế lúc bấy giờ, sau khi đến Vũ Hán, Lý Thụy lại chuyển đến Thượng Hải, rồi đi sang Nga, vòng qua châu Âu rồi về Thái Lan...
Về phần Tăng Tuyết Minh, bà gia nhập Đoàn Thanh niên Xã hội chủ nghĩa. Từ tháng 7 năm 1927 đến tháng 6 năm 1929, Tăng Tuyết Minh vào học tại trường Anh văn Kiêm Bá và trường Trung học nữ sinh Tân Á. Từ tháng 7 năm 1929 đến đầu năm 1930, bà rời Quảng Châu, làm nữ hộ sinh huyện Thuận Đức quê ngoại.[4]

Thư của Nguyễn Ái Quốc gửi Tăng Tuyết Minh


Thư gửi Tăng Tuyết Minh
Cũng vẫn qua bí danh Lý Thụy, Nguyễn Ái Quốc đã vài lần nhờ người chuyển thư cho Tăng Tuyết Minh nhưng không có kết quả. Khi ở Thái Lan, ông đã viết một lá thư bằng chữ Hán với nội dung như sau:
Dữ muội tương biệt,
Chuyển thuấn niên dư,
Hoài niệm tình thâm,
Bất ngôn tự hiểu.
Tư nhân hồng tiện,
Dao ký thốn tiên,
Tỷ muội an tâm,
Thị ngã ngưỡng (hoặc sở) vọng.
Tinh thỉnh
Nhạc mẫu vạn phúc.
Chuyết huynh Thụy.
Dịch nghĩa: "Từ ngày chia tay với em, đã hơn một năm trôi qua. Nhớ thương khắc khoải, chẳng nói cũng hiểu. Nay mượn cánh hồng, gửi mấy dòng thư để em yên tâm, đó là điều anh mong mỏi, và cầu cho nhạc mẫu vạn phúc. Người anh vụng về, Thụy".
Bản dịch của N.H.Thành:
Cùng em xa cách,
Đã hơn một năm,
Thương nhớ tình thâm,
Không nói cũng rõ.
Cánh hồng thuận gió,
Vắn tắt vài dòng,
Để em an lòng,
Ấy anh ngưỡng vọng.
Và xin kính chúc,
Nhạc mẫu vạn phúc.
Anh ngu vụng: Thụy
Bức thư này đã bị mật thám Pháp tại Đông Dương chặn được và giữ lại ngày 14 tháng 8 năm 1928, hiện được lưu trữ tại CAOM (viết tắt của Centre des Archives d’Outre-Mer _Trung tâm Lưu trữ Hải ngoại) đặt tại Aix-en-Provence.[5] [4]
Theo Pierre Brocheux, nội dung của bức thư này mâu thuẫn với lý do "cần một phụ nữ để dạy ngôn ngữ và chăm lo nhà cửa" mà Lý Thụy đã dùng để giải thích cho Nguyễn Hải Thần, Lê Hồng Sơn và một số người khác về việc hôn nhân của ông với Tăng Tuyết Minh.[1]
Đầu tháng 5 năm 1930, Nguyễn Ái Quốc lại viết một lá thư nữa từ Thượng Hải hẹn Tăng Tuyết Minh lên Thượng Hải để gặp nhau. Lá thư này cũng không đến được tay Tăng Tuyết Minh do bà đã rời khỏi địa chỉ ghi trong thư là trạm y tế của bác sĩ Dư Bác Văn ở thị trấn Lặc Lưu, nhưng bị Dư Bác Văn đã xem trộm bức thư rồi đốt đi. Đến nửa năm sau Tăng Tuyết Minh mới biết chuyện nhờ nữ y sĩ Hoàng Nhã Hồng (người đã chứng kiến vụ đốt thư) cho biết.[3]

Nhìn thấy Nguyễn Ái Quốc tại tòa án rồi qua ảnh


Tăng Tuyết Minh khi đã cao tuổi. Trên tường nhà có treo ảnh Hồ Chí Minh
Ngày 5 tháng 6 năm 1931 Nguyễn Ái Quốc bị các nhà cầm quyền Anh bắt sau khi trở lại Hương Cảng. Đến cuối năm 1931, nhà cầm quyền Anh ở Hương Cảng đem Nguyễn Ái Quốc ra xét xử, tuy nhiên Tăng Tuyết Minh chỉ có thể nhìn thấy ông từ rất xa, còn ông thì hoàn toàn không biết bà có mặt tại toà. Đây là lần cuối cùng Tăng Tuyết Minh nhìn thấy Nguyễn Ái Quốc.[3][4]
Theo bài "Hồ Chí Minh với người vợ Trung Quốc Tăng Tuyết Minh", đã đăng trên tạp chí Đông Nam Á tung hoành (Dọc ngang Đông Nam Á), số tháng 12-2001 xuất bản tại Nam Ninh của Hoàng Tranh thì tháng 5 năm 1950 Tăng Tuyết Minh nhìn thấy ảnh Hồ Chí Minh trên Nhân dân Nhật báo cùng với tiểu sử, bà tin chắc đó chính là vị Chủ tịch Việt Nam. Bà đã cố gắng liên lạc với ông qua đại sứ Hoàng Văn Hoan và tổ chức Đảng Cộng sản Trung Quốc. Nhưng tất cả cố gắng của bà đều không thành. Cũng theo Hoàng Tranh, một cán bộ lãnh đạo Quảng Châu đã tới gặp Tăng Tuyết Minh và trao cho bà lá thư của bà Thái Sướng "chứng thực Hồ Chí Minh chính là Lý Thụy cũng tức là chồng Tăng Tuyết Minh" và cán bộ này cũng "giải thích (…) lý do tại sao không tiện liên lạc với Chủ tịch Hồ Chí Minh, hi vọng Tăng Tuyết Minh hiểu và lượng thứ việc này, yên tâm công tác" [3]. Hồ Chí Minh cũng từng thông qua Tổng lãnh sự Việt Nam tại Quảng Châu và Đào Chú, Bí thư Trung Nam cục dò tìm tung tích của Tăng Tuyết Minh nhưng theo Hoàng Tranh "đương nhiên không thể có bất kỳ kết quả gì" vì "điều này vào thời ấy hoàn toàn không kì lạ."[3]
Từ đó, bà ở vậy và năm 1977, bà về hưu sau 52 năm tận tụy với nghề nữ hộ sinh. Ngày 14 tháng 11 năm 1991, Tăng Tuyết Minh qua đời tại Quảng Châu, thọ 86 tuổi.[3]

Phản ứng của một số cơ quan ngôn luận Việt Nam

Tháng 5 năm 1991, sau khi Báo Tuổi Trẻ đăng một bài viết về việc Hồ Chí Minh có thể đã có vợ, tổng biên tập là bà Vũ Kim Hạnh đã bị đình chỉ chức vụ.[6][7] Theo phóng viên Mark Baker của tờ Sydney Morning Herald, vào năm 2002, sau khi quyển Ho Chi Minh: A Life của William J. Duiker đã được xuất bản, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, cơ quan xuất bản chính trị của Đảng và Nhà nước Việt Nam đã gửi thư đến Hyperion Books, nhà xuất bản gốc của quyển này, để xin phép loại bỏ trong bản dịch tiếng Việt một số thông tin "không nhất quán với thông tin trong hồ sơ tài liệu" về Hồ Chí Minh mà Đảng và Nhà nước Việt Nam hiện đang lưu trữ.[8] Tuy NXB Chính trị Quốc gia không nói rõ muốn dời thông tin nào nhưng Duiker cho rằng một số quan chức cấp cao đã không hài lòng khi có nhắc đến đời sống tình cảm riêng tư của Hồ Chí Minh.[8] Ông cũng cho rằng chính quyền Việt Nam muốn tạo ấn tượng rằng Hồ Chí Minh suốt đời sống độc thân và phủ nhận bất cứ mối quan hệ chính thức và nghiêm túc nào của ông với phụ nữ sau khi ông đã trở thành nhà cách mạng[8]. Một ấn bản của tạp chí Far Eastern Economic Review nói về tranh cãi này cũng bị cấm phát hành tại Việt Nam.[8] Nhiều tài liệu của phía Việt Nam cũng phủ nhận việc Hồ Chí Minh đã kết hôn.

Chú thích

  1. ^ a b c d e Pierre Brocheux (2007). Hồ Chí Minh: Mộ tiểu sử. Đại học CambridgePress. 39-40.
  2. ^ a b William J. Duiker (2000). Ho Chi Minh: A Life. Hyperion. 143-145.
  3. ^ a b c d e f g h Bài Hồ Chí Minh với người vợ Trung Quốc Tăng Tuyết Minh đăng trên tạp chí Đông Nam Á Tung hoành (Dọc ngang Đông Nam Á), số tháng 12 năm 2001, xuất bản tại Nam Ninh, Trung Quốc, tác giả: Hoàng Tranh (Phó Giáo sư, nguyên Phó Viện trưởng Viện Khoa học xã hội Quảng Tây, Trung Quốc). Bản dịch. Trước đó, thông tin về Tăng Tuyết Minh đã được Hoàng Tranh xuất bản lần đầu trong một quyển sách từ năm 1987[1].
  4. ^ a b c d Hồ Chí Minh và Tăng Tuyết Minh - bài viết của Khổng Khả Lập (孔可立) trên tạp chí Văn hoá và dữ liệu lịch sử Vũ Hán số 99, tháng 1 năm 2001, trang 7-10) ISSN 1004-1737
  5. ^ Daniel Hémery, HO CHI MINH De L'Indochine au Vietnam, Gallimard, Paris 1990, tr.145.
  6. ^ Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (1 tháng 1 năm 1992). “Human Rights Watch World Report 1992 - Vietnam”. Truy cập 3 tháng 8 năm 2009.
  7. ^ Claire Boobbyer (2008). Footprint Vietnam. Footprint Travel Guides. 397. ISBN 1906098131.
  8. ^ a b c d Mark Baker, “Uncle Ho: a legend on the battlefield and in the boudoir”, Sydney Morning Herald, 15 tháng 8 năm 2002.

Tham khảo

  • Hồ Chí Minh với người vợ Trung Quốc Tăng Tuyết Minh, tạp chí Đông Nam Á Tung hoành (Dọc ngang Đông Nam Á), số tháng 12 năm 2001, xuất bản tại Nam Ninh, Trung Quốc. Tác giả: Hoàng Tranh (Phó Giáo sư, nguyên Phó Viện trưởng Viện Khoa học xã hội Quảng Tây, Trung Quốc).
Trước đó, thông tin về Tăng Tuyết Minh đã được Hoàng Tranh xuất bản lần đầu trong một quyển sách từ năm 1987[2]. Năm 1990, Hémery tìm thấy các bức thư của Hồ Chí Minh gửi Tăng Tuyết Minh trong văn thư lưu trữ của mật thám Pháp .

Liên kết ngoài







GIA ĐÌNH CỦA TÔI LÀ ĐẠI GIA ĐÌNH CÁC DÂN TỘC VIỆT NAM 
Cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh là một trong những trang đặc biệt của lịch sử hiện đại, thu hút rất nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu trong nước và quốc tế: Giáo sư triết học Becnard Fall (Pháp) đã hoàn thành bản luận án tiến sỹ đầu tiên với đề tài Hồ Chí Minh; Nhà văn Kôbêlep (Nga) viết cuốn Đồng chí Hồ Chí Minh; nhà báo David Halberstam (Mỹ) thì viết cuốn Hồ- tổng hợp những tài liệu nói về cuộc đời của Người; Nhà sử học Hoàng Tranh (Trung Quốc) lại đi sâu vào phân tích mối quan hệ Hồ Chí Minh với Trung Quốc...

 



Các cháu thiếu nhi mừng thọ Bác 70 tuổi (ảnh chụp tại sân Phủ Chủ tịch, năm 1960)
Nước ta cũng có một số sử gia, nhà nghiên cứu viết về đề tài Hồ Chí Minh. Nhà văn Sơn Tùng từng nổi tiếng với cuốn Búp sen xanh khi xây dựng nhân vật út Huệ, người yêu đầu tiên của anh Tất Thành tại Sài Gòn, câu chuyện này sau còn được chuyển thể kịch bản đưa lên màn ảnh và hiện nay ông đang viết tiếp cuốn Bông Huệ trắng... Tất cả những cuốn sách, tư liệu, công trình nghiên cứu đều đưa ra một số giả thuyết về những mối tình của Chủ tịch Hồ Chí Minh trước khi Người ra đi tìm đường cứu nước và trong thời gian hoạt động ở nước ngoài. Khi ở cương vị Chủ tịch nước, vẫn còn rất nhiều người quan tâm đến chuyện riêng của Bác Hồ, ví dụ một số thắc mắc điển hình như:

Sau khi mời cụ Huỳnh Thúc Kháng tham gia vào Chính phủ liên hiệp kháng chiến, Bác đối với cụ Huỳnh như một người thân trong nhà, ngay cả trong những câu chuyện thường ngày giữa hai người cũng hóm hỉnh, thân tình. Một lần tâm sự đầu năm 1946, cụ Huỳnh ứng tác hai câu thơ có ý nhắc nhở Bác: Năm mươi sáu tuổi vẫn chưa già; Cụ ông thấy, Cụ bà không? Lúc ấy Bác chỉ cười, không trả lời. Nhưng rồi trong thời gian sang thăm Pháp, ngoài những bức điện văn gửi về nước hỏi thăm tình hình và sức khoẻ mọi người, Bác còn gửi riêng cho cụ Huỳnh một bài thơ:

Nghĩ chẳng ra thơ để trả lời
Nhớ ơn cụ lắm cụ Huỳnh ơi
Non sông một mối chung nhau gánh
Độc lập xong rồi cưới vợ thôi.

Ngày 7-2-1948, trong đêm lửa trại đón năm mới tại Việt Bắc, Bác cùng Hội đồng Chính phủ họp và liên hoan văn nghệ tự biên tự diễn. Đ/c Phan Mỹ- Chánh văn phòng Chính phủ đã xin liều đọc bài thơ do anh em sáng tác để tặng Bác:

Năm mươi tám tuổi vẫn chưa già
Răng rụng rồi răng lại mọc ra*
Dân đã có cha, chưa có mẹ
Bao giờ cậu cụ lấy cô bà?

Mọi người hò reo ầm ĩ tán thưởng, Bác liền đứng dậy trả lời: "Các chú hỏi bao giờ Bác lấy vợ phải không? Có hỏi thì có trả lời nhé. Không lâu nữa đâu! Bao giờ dân ta toàn thắng, Bắc Nam sum họp một nhà" (*ý nói về việc Bác vừa được nha sỹ thay cho 2 chiếc răng cửa đã gãy từ lâu).

Ngày 24-5-1948, sau giờ làm việc, buổi tối Bác mời cơm một số thành viên Hội đồng Chính phủ. Trong lúc vui vẻ, một đồng chí Bộ trưởng mạnh dạn nhắc khéo Bác về chuyện gia đình riêng, Bác trả lời: "Mình chẳng phải thần thánh gì, cũng như tất cả mọi người thôi. Nhưng trong hoàn cảnh hiện nay thì còn điều kiện nào mà nghĩ đén gia đình", rồi Bác cười vui: "Thôi, gia đình nhỏ không thể được thì ta cứ lo xây dựng gia đình lớn vậy!".

Đầu năm 1950, trong lúc chờ các thành viên đến họp Chính phủ bên bếp lửa hồng, Bác bỗng buột miệng nói: "Thật là ấm cúng!", đồng chí Phan Anh thưa với Bác: "Đúng vậy ạ, ấm lửa hồng nhưng trước hết ấm tình người" Bác nói vui với đồng chí: "Nếu có thím ở đây hay chú về với thím thì còn ấm hơn nhiều!". Nhân dịp nói về đề tài chuyện gia đình, đồng chí Phan Anh đã hỏi Bác: "Thưa, sao Bác không lập gia đình?", Bác cười: "Chú tưởng tôi là ông thánh sao? Như mọi người, tôi cũng quý cuộc sống gia đình lắm chứ!".

Tháng 4-1950, khi Bác đến tham dự Đại hội phụ nữ Việt Nam lần thứ I, chị em phụ nữ đã hỏi Bác về việc tại sao Người chưa lập gia đình và tiêu chuẩn người vợ của Bác như thế nào, Bác vui vẻ trả lời rất thoải mái: “Người đó phải đẹp và là người có thể giúp Bác trong công việc”.

Sau chiến dịch Trung du tháng 1-1951, Bác đến thăm và nói chuyện với các chiến sĩ Đại đoàn Sông Lô. Trước lúc chia tay, Bác hỏi xem ai có muốn thêm ý kiến gì không, lúc ấy bỗng một chiến sĩ buột miệng: "Thưa Bác, sao Bác không có vợ ạ?". Nghe thấy vậy, các cán bộ Đại đoàn lo lắng, anh em xôn xao, nhưng Bác vui vẻ trả lời: "Bác chưa lấy vợ đấy chứ! Có phải là Bác không có vợ đâu? Tuy vậy, Bác đã có cả một gia đình rất đầm ấm, đó là nhân dân cả nước, trong đó có Đại đoàn của các chú!". Anh em chiến sĩ vỗ tay hoan hô ầm vang.

Giáp tết âm lịch 1951, Bác đến thăm Văn phòng phủ Thủ tướng đang ở bản Vèn (Bắc Cạn). Trong lúc mọi người đang quây quần nói chuyện, bỗng một đồng chí đứng dậy xin phép phát biểu: "Thưa Bác, tại sao Bác không lập gia đình?", Bác trả lời: "Bác cũng là người như các chú, Bác cũng muốn có đời sống gia đình đầm ấm. Nhưng các chú xem hoàn cảnh của Bác không cho phép Bác lập được gia đình, đó là điều thiệt thòi cho Bác mà Bác đâu có muốn thế!", rồi Bác cười: "Bây giờ thì muộn rồi. Bây giờ gia đình Bác là tất cả các cô, các chú, là tất cả bà con đồng bào. Không có gia đình riêng thì Bác lấy gia đình chung làm cái vui của Bác...".

Trong thời gian tập kết ra Bắc, luật sư người Nam bộ Nguyễn Thành Vĩnh được gặp Bác Hồ nhiều lần. Một buổi tối, anh mạnh dạn: "Bác cho con hỏi một việc riêng tư của Bác?", Bác trả lời: "Trí thức rào đón ghê quá! Muốn hỏi gì thì chú cứ hỏi đi, Bác sẽ trả lời". Luật sư nói rõ ý: "Thưa, Bác bôn ba nhiều nơi, chắc không phải không gặp một người phụ nữ nào vừa ý Bác. Tại sao Bác không lấy vợ?". Bác Hồ nhìn luật sư hồi lâu rồi hỏi lại: "Tôi biết chú có vợ và ba con. Hàng ngày chú có phải lo cho vợ con chú không?", luật sư đáp có, Bác cười rồi nhỏ nhẹ nói: "Bác cũng chỉ là con người bình thường. Có vợ sẽ phải lo cho vợ, có con sẽ phải lo cho con. Mà như vậy thì còn ngày giờ đâu lo cho dân được nữa, chú hiểu không?". Câu trả lời ấy làm luật sư Vĩnh nghẹn ngào trào nước mắt.

Tháng 5-1957, người anh họ của Bác Hồ, ông Nguyễn Sinh Mại, ra Hà Nội gặp Bác Hồ có được sự uỷ nhiệm của thân tộc dòng họ Nguyễn Sinh, chuyển đến Bác một câu hỏi rằng: “Bà con trong họ muốn biết chuyện vợ con, chú có ý định thế nào?”. Bác nhẹ nhàng đáp: “Thưa anh! Lúc trẻ lo hoạt động, người ta không chờ mình được, nay em già rồi, thôi nghĩ chuyện đó”.

Không chỉ có nhân dân Việt Nam chúng ta đặt câu hỏi này với Bác Hồ mà những người bạn quốc tế tỏ ra rất quan tâm đến chuyện phu nhân Cụ Hồ:

Tại Hội nghị tổng kết chiến dịch Biên Giới tại Cao Bằng ngày 23-10-1950, trong không khí phấn khởi và hữu nghị, đồng chí cố vấn Trung Quốc Trần Canh đã phát biểu rất chân thành: "Hồ Chủ tịch là lãnh tụ vĩ đại của cách mạng Việt Nam, là một lãnh tụ xuất sắc của cách mạng thế giới, là người bạn lớn của nhân dân Trung Quốc, nhưng đến nay Hồ Chủ tịch vẫn chưa lập gia đình. Trong Hội nghị này có đông đủ cán bộ Việt Nam và Trung Quốc, tôi đề nghị các đồng chí biểu quyết Hồ Chủ tịch lập gia đình, các đồng chí có đồng ý không?". Cả hội trường vang dậy tiếng hoan hô, vỗ tay hồi lâu và nhất loạt giơ tay tán thành. Bác tươi cười đứng dậy nói: "Các chú rất chủ quan! Nếu đây là hội nghị cán bộ phụ nữ thì nghị quyết mới thành hiện thực!". Cả hội trường cười phá lên và náo nhiệt vỗ tay hồi lâu vì cách ứng đối nhanh và hóm hỉnh của Bác.

Tháng 7-1957, Vụ lễ tân CHDC Đức tổ chức chiêu đãi Bác. Trong bữa tiệc, Bác gặp lại đồng chí Mac Phrideman từng quen biết Bác từ năm 1922 ở Pháp, lúc bấy giờ là Quốc vụ khanh ngành khai thác luyện kim. Hai người bèn xưng hô cậu, mình một cách thân mật. Đồng chí Phrideman hỏi: "Sao cậu không lấy vợ?". Bác cười đáp: "Chưa lấy chứ không phải không lấy. Bây giờ mình dành tình yêu cho nhân dân. Khi nào thống nhất đất nước, mình sẽ cưới người vợ cùng là bạn chiến đấu như cậu!".

Tháng 1-1959, Thủ tướng Đức Ôttô Grôttơvôn và phu nhân sang thăm Việt Nam. Chiều ngày 19-1, phu nhân Thủ tướng vào thăm nơi ở và làm việc của Bác và được câu cá tại ao cá Bác Hồ. Trong lúc vui câu chuyện, bà hỏi Bác: "Thưa Chủ tịch, sao Chủ tịch không lập gia đình?". Bác trả lời: "Cô ạ, tôi không còn thì giờ để nghĩ đến chuyện riêng nữa. Tôi phải sống vì dân tộc. Cả đất nước Việt Nam này là gia đình tôi".
Nhân dịp ngày 8-3-1960, chị Êkatêrina Iznôpva người Nga (lúc đó là Liên Xô) đã gửi cho vợ của Chủ tịch Hồ Chí Minh một bức thư thăm hỏi và chúc mừng vì chị nghĩ rằng Người đã có gia đình riêng. Bác đã viết thư cảm ơn chị, trong thư có đoạn: "Tôi chưa có gia đình riêng, gia đình của tôi là đại gia đình các dân tộc Việt Nam".

Trong thời gian sang thăm Việt Nam năm 1959, Tổng thống Indônêsia Xucacno đã cùng Bác Hồ kết nghĩa anh em. Xucacno gọi Bác là Paman Ho, còn Bác gọi Xucacno là Bung Hactô. Năm 1963, đoàn thể thao Việt Nam do trưởng đoàn Ngô Luân dẫn đầu đi dự Hội nghị thể thao quân đội tại Giakarta đến gặp TT Xucacnô để chuyển thư thăm hỏi của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Xucacnô hỏi ông Luân xem Paman Hô đã cưới vợ chưa, ông Luân trả lời rằng chưa thì Xucacnô đã nói theo kiểu Bác Hồ: "Nếu các chú không lo được vợ cho Paman Hô thì vợ chồng chúng tôi sẽ đứng ra lo vậy!". Phu nhân tổng thống cũng tiếp lời chồng: "Chúng tôi sẽ tìm một cô gái Indônesia thật đẹp, thật dịu dàng!". Về nước, ông Luân báo cáo lại với Bác đề nghị của vợ chồng Bung Hactô và cũng xin nói luôn ý của mình: "Thưa Bác, nhà Bác neo người, trống vắng quá, cháu xin tán thành ý kiến của ông Xucacno ạ!". Bác gật đầu bảo: "Xucacno quan tâm tới Bác cháu ta như vậy là họ quý trọng mình lắm. Nhưng nay Bác đã già rồi, nhân dân miền Nam lại đang phải kháng chiến chống Mỹ, Bác không lấy vợ thì cách mạng sẽ có lợi nhiều hơn".

Hồi 17h ngày 12-1-1967 tại Phủ Chủ tịch, Bác Hồ tiếp các ông Amôrơ, giáo sư- chủ bút tờ Akansat nhật báo; Back- chủ bút tờ Tin tức Maiami và Dôn Lux- giáo sư, nhà văn, nhà báo Mỹ. Trong buổi gặp, Người đã nói rõ: "Tôi chưa có thời gian để lấy vợ và lập gia đình. Tôi nói với thanh niên Việt Nam rằng họ là con cháu tôi, vì vậy tôi sống rất thoải mái và giản dị".

Chúng ta đều biết tháng 1-1947, trong lá thư chia buồn gửi bác sĩ Vũ Đình Tụng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết: “Ngài biết rằng tôi không có gia đình, cũng không có con cái. Nước Việt Nam là gia đình của tôi. Tất cả thanh niên Việt Nam là con cháu của tôi. Mất một thanh niên thì hình như tôi đứt mất đoạn ruột”. Tuy nhiên, nữ sử gia người Mỹ J. Stension đã tự bỏ tiền túi ra đi vòng quanh thế giới theo dấu chân Nguyễn Ái Quốc và tìm được khá nhiều tư liệu gốc về những năm tháng Người bôn ba ở nước ngoài. Đặc biệt bà cũng rất chú ý thu thập thông tin về người yêu của anh Nguyễn Ái Quốc- Hồ Chí Minh? Và cuối cùng bà kết luận: "Người ta thấy Bác Hồ là một người cũng như mọi người: cũng có khát vọng tình yêu, cũng mong muốn có mái ấm gia đình. Nếu ai đó cho rằng những điều nhỏ bé này làm Bác Hồ kém vĩ đại đi là không đúng, vì chính những cái đó làm cho Bác càng thêm vĩ đại, nhất là trong thời buổi hiện nay, một số đông người đã tha hoá do chạy theo cuộc sống hưởng thụ vật chất, bất chấp cả nhân phẩm đạo đức, coi sự hưởng thụ là mục đích của cuộc sống... Cho nên, Hồ Chí Minh mãi mãi là tấm gương về nhân cách một con người thời đại cho mọi thế hệ tiếp sau”.






Báo TQ Kể Mối Tình HCM Với Lâm Y Lan; Lê Duẫn Tố Ông Hồ Phản Bội Lời Hứa Không Lấy Vợ


02/02/2012 chauxuannguyen Để lại phản hồi Go to comments


…trong phòng họp của Bộ Chính trị Trung ương Đảng Bắc Việt, Lê Duẩn đã điềm tĩnh nói với Hồ Chí Minh: “Anh đã từng nói rằng Việt Nam còn chưa giải phóng thì anh sẽ suốt đời không lấy vợ, câu nói này có ảnh hưởng rất lớn, một khi Bác đã phản bội lại lời hứa đó, thì có nghĩa là chúng ta đã từ bỏ sự nghiệp thiêng liêng giải phóng Miền Nam, điều này không chỉ làm tổn hại đến hình tượng Cha già dân tộc của anh, mà ngay cả Đảng cộng sản Việt Nam cũng sẽ vì thế mà mất hết sạch danh tiếng. Cho nên, tôi thà bị anh trách móc, thù ghét, chứ không thể để cho dân chúng Việt Nam chửi mắng chúng ta là kẻ tội nhân ngàn đời”.

Nghe xong, Hồ Chí Minh vô cùng nản lòng, cười một cách đau khổ, bỏ chỗ ngồi đi ra…



Báo TQ Kể Mối Tình HCM Với Lâm Y Lan; Lê Duẫn Tố Ông Hồ Phản Bội Lời Hứa Không Lấy Vợ, Làm Đảng CSVN Mất Hết Danh Tiếng…


Nguồn: Việt Báo

Tục ngữ Việt có câu “Cây kim trong túi lâu ngày cũng lòi ra.” Quả không sai. Công lao mấy chục năm nay, Đảng CSVN cố gắng xây dựng hình tượng ông Hồ như bậc thánh đã thành công cóc, vì người “láng giềng tốt” CS Trung Quốc bất ngờ công khai loan tin về 1 người vợ Trung Quốc Lâm Y Lan của ông Hồ trên báo Dương Thành Văn vào ngày 12 tháng 11 năm 2011, theo trang mạng Anh Ba Sàm hay vietsuky.wordpress cho biết trong một bản tin hôm Thứ Ba, 31-1-2012, dịch từ bản tin của báo Tàu.

Để cống hiến cho độc giả về tin hấp dẫn này, Việt Báo xin đăng nguyên văn bản tin từ trang mạng Anh Ba Sầm trích từ trang mạng http://vietsuky.wordpress.com/2012/01/31/63-mot-nguoi-vo-trung-quoc-khac-cua-ho-chi-minh/, như sau:





Một người vợ Trung Quốc khác của Hồ Chí Minh


Dương Thành Vãn Báo (Báo Vãn Thành buổi chiều) 12-11-2011


Tác giả: Đinh Đông Văn

Trần Hiểu Nông ghi lại lời của cha là Trần Bá Đạt[1]: “Thời trẻ Hồ Chí Minh đã từng kết hôn. Vợ ông ta là một người Hạ Môn, nhưng đã mất rất sớm. Sau đó ông ta sống độc thân một thời gian rất dài. Sau khi cách mạng Việt Nam thắng lợi, ông muốn cưới một người Phúc Kiến làm vợ, nhưng Trung ương Đảng Việt Nam không đồng ý, ông không thể không phục tùng quyết định của Trung ương Đảng Việt Nam, vì vậy ông không bao giờ tái hôn nữa”.

Thực ra, người phụ nữ thứ nhất phải là Tăng Tuyết Minh. Người phụ nữ thứ hai là Lâm Y Lan.

Năm 1930, Hồ Chí Minh bị truy bắt ở Việt Nam, không chốn dung thân, thông qua liên lạc viên cầu sự trợ giúp từ Tỉnh ủy Quảng Đông Đảng Cộng sản Trung Quốc đang còn trong vòng bí mật. Đào Chú[2] bố trí cho nữ đảng viên Đảng cộng sản (Trung Quốc) Lâm Y Lan giả làm vợ Hồ Chí Minh, đồng thời dặn dò nhất thiết phải đảm bảo an toàn cho Hồ Chí Minh.

Lúc đó Hồ Chí Minh 40 tuổi, ông cảm thấy Lâm Y Lan đặc biệt giống người yêu Nguyễn Thanh Linh đã hi sinh, ông viết trong nhật ký: “Cô ta giống hệt Nguyễn Thanh Linh cả về lời nói cử chỉ lẫn tính cách sở thích. Ánh mắt vừa chạm nhau, tôi đã tự thấy mình sẽ không còn là một kẻ vô thần thuần túy nữa. Tôi cho đây tất cả đều là ý trời”.

Không lâu sau, Hồ Chí Minh bị bắt, trước lúc chia tay, ông lấy cuốn nhật ký của mình giao cho Lâm Y Lan và nói: “Anh để trái tim mình lại bên em, hãy nhận lấy đi!” Ba hôm sau, Hồ Chí Minh được giải cứu. Ông hỏi Lâm Y Lan: “Đọc xong nhật ký của anh rồi chứ gì! Anh tin rằng đóa hoa lan trong trái tim anh sẽ không bao giờ khô héo”. Lâm Y Lan không ngăn được tình cảm nhào vào lòng Hồ Chí Minh.

Vào những năm 50 của thế kỷ trước, Lâm Y Lan đã là cán bộ cao cấp, nhưng vẫn ở một mình. Khi Đào Chú quan tâm đến chuyện hôn nhân của bà, bà mới nói vẫn còn yêu Hồ Chí Minh. Đào Chú hỏi: “Ông ta có yêu bà không?” Đáp: “Ông ấy bảo tôi đợi ông”.

Hồ Chí Minh sang thăm Trung Quốc vào những năm 50, yêu cầu gặp lại người bạn cũ Lâm Y Lan. Mao Trạch Đông lập tức cho gọi Đào Chú và Lâm Y Lan lên Bắc Kinh. Đúng lúc Hồ Chí Minh chuẩn bị lên máy bay về nước, Lâm Y Lan chạy đến bên ông, hai đôi bàn tay nắm chặt lấy nhau. Trước khi máy bay cất cánh, Lâm Y Lan lấy cuốn nhật ký trả lại cho Hồ Chí Minh, nhưng Hồ Chí Minh nhẹ nhàng đẩy lại và nói: “Bên mình anh không có em, rất lâu rồi anh không còn viết nhật ký nữa, cứ để nó lưu lại nơi em làm kỷ niệm!”.

Năm 1958, Hồ Chí Minh 68 tuổi, có mời Đào Chú sang thăm cùng đi câu. Ông nói: “Tôi và Lâm Y Lan yêu nhau đã hơn 20 năm, vì sự nghiệp cách mạng mà đã lỡ tuổi thanh xuân. Bây giờ tuổi đã cao, muốn nhanh chóng được đoàn tụ với Y Lan. Mong anh khi về nước thử thăm dò thái độ của Chủ Tịch Mao Trạch Đông và Thủ tướng Chu Ân Lai xem sao, nếu họ tán thành, tôi muốn đưa Y Lan đến Hà Nội cử hành hôn lễ bí mật để thỏa nỗi mong muốn đã ấp ủ từ nhiều năm”.

Mao Trạch Đông nói: “Chúng ta khuyến khích tự do yêu đương, tự chủ hôn nhân. Thế nhưng việc này lại liên quan đến mối quan hệ giữa hai Đảng và hai nước Trung-Việt, không thể khinh suất được”. Còn khi Bộ chính trị Đảng cộng sản Việt Nam họp để thảo luận về việc này, số ý kiến phản đối đã vượt quá số ý kiến tán thành.

Hồ Chí Minh không biết làm thế nào đành viết thư cho Lâm Y Lan: “Y Lan thân yêu, chúng ta không có duyên tái hợp. Em đã nghe kể về tình yêu tinh thần của Plato chưa? Hãy để cho tâm hồn của hai chúng mình mãi mãi hòa làm một!”

Lâm Y Lan trả lời: Nếu là trên trời xin làm đôi chim liền cánh, nếu là dưới đất xin làm đôi cây giao cành. Trời dài đất rộng có lúc tận, còn mối tình này không bao giờ cạn. Năm 1968, Lâm Y Lan lâm bệnh mất. Trước lúc lâm chung, bà nhờ người gửi trả cuốn nhật ký cho Hồ Chí Minh. Một năm sau, Hồ Chí Minh cũng qua đời, trong lúc hấp hối vẫn còn gọi tên Lâm Y Lan.

(Trích từ “Tham khố văn sử” số 17 năm 2011)

[1] Trần Bá Đạt (1904 – 20.9.1989,

[2] Đào Chú

———

Trong khi đó một bản tin khác trên trang mạng http://baike.baidu.com cũng đăng tin về người vợ Trung Quốc Lâm Y Lan của ông Hồ. Bản tin trong trang mạng này cũng thuật lại cuộc tình của HCM và bà Lâm Y Lan như bản tin kể trên, nhưng có thêm một số chi tiết khá đặc biệt. Việt Báo xin trích vài đoạn để độc giả thưởng lãm như sau:

Sau khi Trung Quốc mới được thành lập, Hồ Chí Minh về nước tiếp tục sự nghiệp cách mạng còn chưa hoàn thành. Sau khi xa cách Lâm Y Lan, nỗi nhớ của Hồ Chí Minh ngày càng nặng thêm. Khi được mời đến thăm Trung Quốc, ông xin Mao Trạch Đông bố trí cho gặp lại bạn cũ ở Quảng Đông để ôn lại tình xưa. Mao Trạch Đông lập tức gọi điện cho Tỉnh ủy Quảng Đông, Đào Chú và Lâm Y Lan… đến Bắc Kinh gặp mặt Hồ Chí Minh. Đúng lúc Hồ Chí Minh chuẩn bị lên máy bay về nước, ông thấy Lâm Y Lan chạy về phía mình. Hai người đắm đuối nhìn nhau rất lâu và đều không ngăn được những dòng lệ.

Năm 1958, Hồ Chí Minh trịnh trọng nói với Đào Chú nguyện vọng muốn đón Lâm Y Lan đến Hà Nội để cử hành hôn lễ bí mật. Sau khi về đến Bắc Kinh, Đào Chú chuyển ý của Hồ Chí Minh lên Trung ương Đảng và Mao Chủ tịch. Mao Chủ tịch trầm ngân giây lát rồi nói: “Cá nhân tôi ủng hộ lời yêu cầu của Chủ tịch Hồ Chí Minh, thế nhưng việc này lại liên quan đến mối quan hệ giữa hai Đảng và hai nước Trung-Việt, nên không thể khinh suất được”. Chu Ân Lai cũng nói: “Nên bàn bạc với các đồng chí bên Đảng Cộng Sản Việt Nam một chút, nếu như họ đồng ý, thì chúng ta quyết không làm hòn đá cản đường”.

Thế nhưng, trong phòng họp của Bộ Chính trị Trung ương Đảng Bắc Việt, Lê Duẩn đã điềm tĩnh nói với Hồ Chí Minh:“Anh đã từng nói rằng Việt Nam còn chưa giải phóng thì anh sẽ suốt đời không lấy vợ, câu nói này có ảnh hưởng rất lớn, một khi Bác đã phản bội lại lời hứa đó, thì có nghĩa là chúng ta đã từ bỏ sự nghiệp thiêng liêng giải phóng Miền Nam, điều này không chỉ làm tổn hại đến hình tượng Cha già dân tộc của anh, mà ngay cả Đảng cộng sản Việt Nam cũng sẽ vì thế mà mất hết sạch danh tiếng. Cho nên, tôi thà bị anh trách móc, thù ghét, chứ không thể để cho dân chúng Việt Nam chửi mắng chúng ta là kẻ tội nhân ngàn đời”.

Nghe xong, Hồ Chí Minh vô cùng nản lòng, cười một cách đau khổ, bỏ chỗ ngồi đi ra… Lâm Y Lan lúc này đang nằm trong bệnh viện thành phố của Quảng Châu mỏi mắt trông chờ, rồi điều bà trông đợi lại là một mẩu thư ngắn của Hồ Chí Minh: “Y Lan thân yêu, chúng mình không có duyên tái hợp. Em đã nghe tình yêu tinh thần của Plato chưa? Xin hãy để linh hồn của hai đứa chúng ta mãi mãi hòa làm một!” Y Lan đặt lá thư lên bậu cửa sổ, để cho gió lành cuốn nó đi. Bà nhìn theo lá thư bay lượn trong gió, lặng khóc thầm. Mối tình giữa Hồ Chí Minh và Y Lan đã đánh một cú quá lớn vào tinh thần Y Lan, bệnh tình của bà bắt đầu trở nên xấu đinăm 1968, Lâm Y Lan mất, trước lúc lâm chung, bà còn không quên nhờ người giao trả lại cuốn “Nhật ký tình yêu” mà Hồ Chí Minh đã tặng cho mình, đồng thời dặn lại ông hãy ghìm nén nỗi đau. Hồ Chí Minh đã sốc khi nhận được tin người yêu mất, đau đớn chẳng muốn sống, nước mắt giàn giụa… Sau đó một năm, cũng chính là vào sáng sớm ngày 2 tháng 9 năm 1969, Hồ Chí Minh cũng đã qua đời. Trong lúc hấp hối, ông còn đã gọi tên Lâm Y Lan…

(Trung Quốc) Bách Độ Bách Khoa.


http://chauxuannguyen.wordpress.com/2012/02/02/bao-tq-k%E1%BB%83-m%E1%BB%91i-tinh-hcm-v%E1%BB%9Bi-lam-y-lan-le-du%E1%BA%ABn-t%E1%BB%91-ong-h%E1%BB%93-ph%E1%BA%A3n-b%E1%BB%99i-l%E1%BB%9Di-h%E1%BB%A9a-khong-l%E1%BA%A5y-v%E1%BB%A3/








Ông Hồ mấy vợ?




Trần Gia Phụng




Lời nói đầu: Sau khi các báo đăng bài viết của tôi nhan đề “Sự thành lập đảng Cộng Sản Đông Dương”, thì có một độc giả nhận là du học sinh Việt Nam, đã e-mail hỏi tôi về việc gia đình và vợ con của Hồ Chí Minh. Câu hỏi nầy trùng với đề tài một bài báo tôi đã viết và đăng trên Thế Kỷ 21 ở California gần mười năm trước. Tôi hiệu đính và đăng lại bài nầy, hy vọng để cung cấp cho các bạn trẻ thêm một số thông tin về đời sống Hồ Chí Minh mà trong nước cấm kỵ và bưng bít.




Một người đến tuổi trưởng thành, lập gia đình là chuyện bình thường. Hồ Chí Minh là một con người như mọi người. Do đó, nếu Hồ Chí Minh lấy vợ thì không có gì đáng nói. Tuy nhiên, bản thân Hồ Chí Minh cũng như đảng Cộng Sản Việt Nam (CSVN) luôn luôn xưng tụng ông Hồ là một người chỉ nghĩ đến việc phục vụ đất nước nên không có thời giờ lập gia đình, và không có vợ con. Sự thật không phải như thế. Tài liệu cho thấy rằng ít nhất ông Hồ đã bốn lần lấy vợ.

1. Tăng Tuyết Minh, ngượi vợ đầu









Tăng Tuyết Minh: thời xuân sắc và lúc tuổi già mòn mỏi đợi chờ (với ảnh vẫn trên tường)
Nguồn: dprk-cn.com



Tháng 10/1924, Nguyễn Ái Quốc, tên của ông Hồ thời mới qua Liên Xô, rời Moscow đi Vladivostok (Hải Sâm Uy), hải cảng cực đông Liên Xô, trên bờ biển Thái Bình Dương. Từ đây, ông đáp tàu thủy, xuống tới Quảng Châu khoảng giữa tháng 11-1924, với bí danh Lý Thụy, một công dân Trung Hoa, làm thư ký kiêm thông ngôn trong phái đoàn cố vấn Borodine (Liên Xô) bên cạnh chính phủ Tôn Dật Tiên ở Quảng Châu, trong giai đoạn liên minh quốc cộng lần thứ nhất ở Trung Hoa.

Trong thời gian sống tại Quảng Châu, ngoài những hoạt động chính trị, Lý Thụy (Nguyễn Ái Quốc), Uỷ viên Đông phương bộ của Đệ tam Quốc tế Cộng sản (ĐTQTCS), đã kết hôn với một nữ đảng viên CSTH là Tăng Tuyết Minh (1905-1991) ngày 18-10-1926. Lễ kết hôn diễn ra tại nhà hàng Thái Bình ở trung tâm thành phố Quảng Châu với sự hiện diện của các bà Đặng Dĩnh Siêu (vợ ông Chu Ân Lai), Bào La Đình, Thái Sướng. Hai người chia tay khi chiến tranh Quốc Cộng bùng nổ ngày 12-4-1927.(1) Lý Thụy trốn đi Vũ Hán, đến Thượng Hải, theo đường biển lên Vladivostok (Hải Sâm Uy), qua Moscow khoảng giữa tháng 6 năm 1927.

Cuối năm 1927, Lý Thụy (Nguyễn Ái Quốc) được ĐTQTCS chuyển qua hoạt động ở Tây Âu một thời gian ngắn, rồi đến Ý. Tại đây, ông được gởi qua Xiêm La (Thái Lan) và ông đến Xiêm tháng 8-1928. Trong thời gian họat động ở Xiêm La, Lý Thụy có gởi cho Tăng Tuyết Minh một lá thư bằng chữ Nho, bị mật thám Pháp phát hiện ngày 14-8-1928, nên thư không đến tay người nhận(2)

Vào tháng 5-1950, nhìn thấy hình Hồ Chí Minh trên Nhân Dân Nhật Báo (Trung Hoa), bà Tăng Tuyết Minh gởi nhiều lá thư cho ông Hồ, thông qua đại sứ Việt Minh ở Bắc Kinh là Hoàng Văn Hoan, nhưng đều không được trả lời. Sau năm 1954, bà Tăng Tuyết Minh xin qua Hà Nội gặp Hồ Chí Minh, cũng bị từ chối. (3)










Thư Lý Thụy gởi cho Tăng Tuyết Minh do Nha Liêm Phóng (Công an) Đông Dương phát hiện ngày 14/8/1928
Nguồn: Daniel Hémery, Ho Chi Minh, de l'Indochine au Vietnam



Nhà cầm quyền cộng sản Hà Nội phủ nhận mối quan hệ giữa Lý Thụy và Tăng Tuyết Minh. Họ cho rằng nếu lá thư có thật, chẳng qua là Lý Thụy thường thông tin với các đồng chí dưới dạng thư tình để qua mặt giới tình báo của các nước tại Quảng Châu, Trung Hoa. Sự phản bác nầy không hữu lý, vì chú ý đọc kỹ lá thư với lời lẽ rất thân thiết lãng mạn (muội, huynh, tình thâm), thì không thể là thư liên lạc bình thường.

Sau đây là lá thư Lý Thụy gởi cho Tăng Tuyết Minh do Nha Liêm Phóng (Công an) Đông Dương phát hiện ngày 14/8/1928:




“Dữ muội tương biệt,
Chuyển thuấn niên dư,
Hoài niệm tình thâm,
Bất ngôn tự hiểu.
Từ nhân hồng tiện,
Dao ký thốn tiên,
Tỷ muội an tâm,
Thị ngã da vọng.
Tịnh thỉnh nhạc mẫu vạn phúc.
Chuyết huynh Thụy.”

Tạm dịch:

“Cùng em chia tay nhau,
Thấm thoát nháy mắt đã hơn năm,
Nhớ nhung tình sâu,
Không nói cũng tự biết.
Nay nhân gởi tin hồng nhạn,
Xa xôi gởi lá thư mang tấm lòng,
Mong em yên tâm,
Là điều anh trông ngóng.
Cũng xin vấn an nhạc mẫu vạn phúc.
Người anh vụng về Thụy.” (4)






2. Nguyễn Thị Minh Khai, người đồng chí

Nguyễn Thị Minh Khai tên thật là Nguyễn Thị Vịnh, sinh năm 1910 tại Vinh (Nghệ An), con ông Nguyễn Huy Bình, nhân viên hỏa xa, và là chị của Nguyễn Thị Quang Thái, vợ đầu của Võ Nguyên Giáp. Minh Khai học trường tiểu học Pháp Nam ở Vinh. Năm 1928, Minh Khai gia nhập Tân Việt Cách Mạng Đảng, sau đó qua đảng Cộng Sản Đông Dương, và sang Hồng Kông hoạt động năm 1930.(5)

Ở Hương Cảng, tại trụ sở chi nhánh Bộ Đông Phương của Quốc tế cộng sản, hằng ngày, vào buổi sáng, Minh Khai học chính trị do Lý Thụy đích thân truyền dạy. Từ đó nẩy sinh tình cảm nam nữ giữa hai người.(6) Tháng 4-1931, Minh Khai bị bắt ở Hương Cảng, đến đầu năm sau thì được thả ra. Trong khi đó, Lý Thụy cũng bị bắt ngày 6-6-1931 tại Cửu Long (Kowloon), gần Hương Cảng, rồi bị trục xuất đầu năm 1933. Lý Thụy qua Quảng Châu, lên Thượng Hải, đáp tàu đi Vladivostok, rồi đến Moscow trong cùng năm đó.

Ngày 25/7/1935, tại Moscow khai mạc Đại hội cộng sản quốc tế. Phái đoàn đảng Cộng Sản Đông Dương do Lê Hồng Phong dẫn đầu gồm Lê Hồng Phong, Quốc, Kao Bang, Minh Khai và hai đại biểu khác từ Nam Kỳ và Ai Lao đến. (8) CD

Khi đến Moscow, Minh Khai khai báo lý lịch là đã có chồng, và mở ngoặc tên chồng là Lin. Lin là bí danh của Nguyễn Ái Quốc lúc đó.(9): Cũng theo nguồn tài liệu nầy, những phiếu ghi nhận đồ đạc trong phòng riêng hai người tại nhà ở tập thể của các cán bộ cộng sản cũng đều ghi hai vợ chồng Minh Khai, Lin cùng chung phòng, chung giường, chung đồ dùng...(10)










Nguyễn Thị Minh Khai (1910-1941), một trong những đảng viên đầu tiên của đảng CSĐD
Nguồn/Ảnh: Ho Chi Minh, A life, William J. Duiker/TTXVN



Theo lời con gái của bà Vera Vasilieva (bà nầy là một nhân viên người Nga trong tổ chức Quốc tế Cộng sản), kể cho nhà nữ sử học Sophia Quinn Judge (Hoa Kỳ), được ông Thành Tín viết lại trong sách Về ba ông thánh, thì trong thời gian diễn ra Đại hội nầy, ông Lin (tức Lý Thụy) hay ghé lại nhà bà Vera Vasilieva thăm, và thường đi cùng với một phụ nữ Việt Nam tên là Phan Lan. Phan Lan là bí danh của Nguyễn Thị Minh Khai dùng khi ở Moscow.(11)

Sau Đại hội, Minh Khai ở lại Liên Xô và học ở Viện thợ thuyền Đông phương tức trường Stalin đến tháng 2-1937. Trong thời gian nầy, Quốc bị giữ lại Liên Xô và cũng học ở Viện thợ thuyền Đông phương. Năm 1938, Minh Khai qua Pháp, về Sài Gòn. Hai năm sau (1940), Khai bị bắt, bị lên án tử hình, và bị bắn tại Hóc Môn năm 1941. Theo tài liệu của đảng CSVN, Nguyễn Thị Minh Khai là vợ của Lê Hồng Phong (tức Lê Huy Doãn), và có với Phong một người con gái tên Lê Thị Hồng Minh, sinh năm 1939. Trước khi làm vợ Lê Hồng Phong, những tài liệu trong tờ khai lý lịch và những câu chuyện do bà Sophia Quinn Judge đưa ra, cho thấy một thời Minh Khai đã là vợ của Nguyễn Ái Quốc tức Hồ Chí Minh.

Nhà báo Thành Tín còn đi xa hơn nữa khi đặt câu hỏi biết đâu tên Minh (trong Hồ Chí Minh) là kỷ niệm về Minh Khai? Ngoài ra ông Hồ còn lấy tên là T. Lan để viết một quyển sách tự truyện tựa đề là Vừa đi đường vừa kể chuyện. Cũng theo tác giả Thành Tín, có thể chữ Lan cũng lấy từ Phan Lan, bí danh của Minh Khai khi ở Moscow.(12)


3. Đỗ Thị Lạc là ai?










Lê Hồng Phong, Tổng bí thư của Đảng Cộng sản Đông Dương từ 1935 đến 1936 (1902-1942)
Nguồn: wikimedia.org



Sau Đại hội Moscow ngày 25-7-1935, Lê Hồng Phong (1902-1942) được QTCS gởi về nước Việt Nam hoạt động, còn Nguyễn Tất Thành (hay Lý Thụy, Nguyễn Ái Quốc) ở lại hay bị giữ lại ở Liên Xô cho đến năm 1939, Thành được gởi về Trung Hoa dưới một tên mới là Hồ Quang, điều khiển ban Hải ngoại đảng Cộng Sản Đông Dương.

Đầu năm 1940, Lê Hồng Phong bị bắt ở Phan Thiết, đưa vào Sài Gòn, bị đày đi Côn Đảo rồi chết ở ngoài đó năm 1942. Trong khi đó, cuối năm 1940, Nguyễn Tất Thành bắt đầu sử dụng thông hành mang tên Hồ Chí Minh, ký giả của một tờ báo do Cộng Sản Trung Hoa điều khiển. (13)

Vào đầu năm 1941, Hồ Chí Minh về nước, đặt căn cứ ở hang Pắc Bó, châu Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng. Sau khi củng cố nội bộ, huấn luyện đảng viên, phát triển cơ sở, và tổ chức Hội nghị trung ương đảng Cộng Sản Việt Nam lần thứ 8 (tháng 5-1941), đưa Trường Chinh Đặng Xuân Khu (1909-1988) lên làm Tổng bí thư, Hồ Chí Minh qua Trung Hoa tiếp tục hoạt động, đánh phá các cơ sở cách mạng không cộng sản, và kiếm cách xin Trung Hoa viện trợ. Cuối tháng 8-1942, Hồ bị chính quyền Trung Hoa Quốc Dân Đảng bắt giữ đến tháng 9-1943.(14)

Ra khỏi tù, Hồ luôn luôn kiếm cách lấy lòng các tướng quân Trung Hoa ở Liễu Châu như Trương Phát Khuê, Tiêu Văn. Lúc bấy giờ, phía Trung Hoa đang có sự hợp tác quốc cộng lần thứ hai để chống Nhật. Tướng Tiêu Văn theo phương thức đó áp lực các tổ chức cách mạng Việt Nam hợp nhất với nhau.

Dầu bị Việt Nam Quốc Dân Đảng và Việt Nam Cách Mạng Đồng Minh Hội (Việt Cách) phản đối, Tiêu Văn vẫn cho tiến hành Đại hội tại Liễu Châu ngày 28-3-1944 gồm đại biểu của tất cả các tổ chức chính trị Việt Nam. Các phe phái không cộng sản và cộng sản tranh luận gay gắt, nhưng cuối cùng cũng bầu ra được một ban chấp hành mới gồm có bảy uỷ viên chính thức, một uỷ viên dự khuyết là Hồ Chí Minh, và ba uỷ viên giám sát.(15)

Trong danh xưng mới, Hồ khéo léo ẩn mình, rất được Tiêu Văn tin cậy. Hồ đề nghị Tiêu Văn cho mình về nước cùng một số cán bộ đã được Trung Hoa huấn luyện, đem theo súng đạn, thuốc men và tiền bạc. Tiêu Văn đồng ý cho Hồ về Việt Nam với 18 cán bộ vừa mới tốt nghiệp khóa huấn luyện quân sự Đại Kiều (gần Liễu Châu), cọng thêm 76.000 quan kim, tài liệu tuyên truyền, bản đồ quân sự và thuốc men, nhưng không cấp vũ khí. Hồ về tới Pắc Bó (Cao Bằng) vào gần cuối năm 1944.

Trong số 18 cán bộ theo Hồ về nước lần nầy, có Đỗ Thị Lạc tức “chị Thuần”. Nhân thân của Đỗ Thị Lạc không được rõ ràng, chỉ biết rằng vào năm 1942, khi tướng Quốc Dân Đảng Trung Hoa là Trương Phát Khuê tổ chức lớp huấn luyện chính trị và quân sự cho các tổ chức cách mạng Việt Nam ở Đại Kiều (gần Liễu Châu), Đỗ Thị Lạc theo học lớp truyền tin.

Khi về Pắc Bó, Đỗ Thị Lạc sống chung với họ Hồ một thời gian, lo dạy trẻ em và vận động vệ sinh ăn ở của dân chúng ở Khuổi Nậm gần Pắc Bó. Sử gia Trần Trọng Kim, trong sách Một cơn gió bụi cho biết Đỗ Thị Lạc đã có một người con gái với Hồ Chí Minh.(16) Do tình hình biến chuyển, Hồ rời Pắc Bó đầu năm 1945 qua Trung Hoa, bắt liên lạc và hợp tác với tổ chức OSS (Office of Strategic Services), tức Sở Tình báo Chiến lược (Hoa Kỳ) dưới bí danh là Lucius vào tháng 3-1945.(17) Đầu tháng 5-1945, Hồ về Việt Nam, ghé Khuổi Nậm (Cao Bằng) thăm Đỗ Thị Lạc một thời gian ngắn, rồi đi Tân Trào (Tuyên Quang), và bị cuốn hút vào những biến chuyển lịch sử sau đó.

Chuyện tình giữa Hồ với Đỗ Thị Lạc, cũng như với Nguyễn Thị Minh Khai, Tăng Tuyết Minh đều bị đảng CSVN giấu nhẹm, nên sau đó không còn dấu vết gì nữa.

(Còn tiếp)

Toronto, Canada

Copyright © 2006 DCVOnline







Thi Xuân Thị Ninh






http://motgoctroi.com/StLichsu/LSCandai/HoChiMinh/OngHomayvo_01.htm










Bác Hồ - một tình yêu bao la


Võ Thị Cẩm Hiền (Bảo tàng Cần Thơ)

“Bác Hồ, Người là tình yêu thiết tha nhất trong lòng dân và trong trái tim nhân loại. Cả cuộc đời Bác chăm lo cho hạnh phúc nhân dân. Cả cuộc đời Bác hi sinh cho dân tộc Việt Nam...”. Đó là một đoạn trong bài hát rất hay và tràn đầy xúc cảm mà nhạc sĩ Thuận Yến đã viết và kính dâng lên Người.


Có thể nói, trong suốt quãng đời thơ ấu cho đến lúc truởng thành, sự hòa nhập giữa những giá trị truyền thống của dân tộc và những giá trị đạo đức mới, đã đúc kết nên tư tuởng đạo đức Hồ Chí Minh, làm cho quan niệm và tư tưởng đạo đức của Người luôn gần gũi, dễ hiểu đối với nhân dân. Những người lao động vốn vất vả tìm kế mưu sinh đã đến với Người vì Người đã thấu hiểu được tất cả ước mơ, khát vọng bình dị của họ.


Yêu thương con người là một trong những phẩm chất đạo đức cao đẹp nhất của Hồ Chí Minh. Bác yêu thương con người không phân biệt miền xuôi hay miền ngược, già hay trẻ, gái hay trai, hễ là người Việt Nam yêu nước đều có chỗ trong trái tim và tấm lòng nhân ái của Người. Nhưng trước hết Bác dành tình yêu cho những người cùng khổ, những người bị áp bức, bóc lột. Bởi lẽ, hơn ai hết, Người đã chịu đựng và chứng kiến những nỗi đau đẫm máu và nước mắt của những người đi phu, những nhà yêu nước bị tàn sát, khủng bố.


Người đã dành trọn cuộc đời mình để đấu tranh cho tự do, hạnh phúc, cho áo ấm, cơm no của mọi người nhưng riêng mình thì sống vô cùng giản dị và thanh đạm, bởi vì lẽ sống của Người là lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ.


Người luôn đặt mình trong cùng nỗi đau khổ của nhân loại. Trái tim Người đập cùng nhịp đập với nhân dân. Người mong muốn những gì dân tộc ta mong muốn. Tấm lòng của Người được thể hiện bằng những câu nói chân thành nhất và những hành động cụ thể, thiết thực nhất. Suốt đời Người chỉ có một ham muốn tột bậc, đó là hòa bình, độc lập cho nhân dân, cơm ăn áo mặc cho mọi người.


Năm 1946, khi tham dự cuộc vận động “Mùa đông binh sĩ”, Bác đã cởi ngay chiếc áo len đang mặc để gửi cho các chiến sĩ ngoài mặt trận. Bác dành cả tiền lương tháng, tiền nhuận bút, cả quần áo, khăn mặt để tặng cho các chiến sĩ và gia đình thương binh, liệt sĩ.


Khi biết con trai bác sĩ Vũ Đình Tụng hy sinh, Bác đã gửi đến ông bức thư. Trong thư có đoạn: “Ngài biết rằng tôi không có gia đình, cũng không có con cái. nước Việt Nam là đại gia đình của tôi. Thanh niên Việt Nam là con cháu tôi. Mất một thanh niên thì hình như tôi mất một đoạn ruột”. Đọc xong thư Bác, bác sĩ Vũ Đình Tụng đã bàng hoàng xúc động vì không dám nghĩ rằng, giữa lúc Bác Hồ bận trăm nghìn việc quốc gia đại sự, ngay cả họ hàng thân thuộc cũng không có thì giờ thăm hỏi. Thế mà Bác vẫn nghĩ đến ông - một gia đình bé nhỏ đang có tang đau lòng. Bởi lẽ, Bác đã từng nói: mỗi người, mỗi gia đình đều có nỗi đau khổ riêng. Gộp cả những nỗi đau khổ ấy lại thì thành nỗi đau khổ của tôi. Tấm lòng của Bác thật quảng đại, bao la!


Ngày nay, theo bước chân Người, trên đất nước ta đâu đâu cũng có những tấm lòng, những hành động thiết thực thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn, đền ơn đáp nghĩa đối với các gia đình thương binh liệt sĩ, gia đình có công với cách mạng. Làm được như vậy, Bác cũng thấy vui lòng.


Năm 1961, khi Bác về thăm lại Pắc Bó - chiến khu xưa, mặc dù đã là Chủ Tịch nước nhưng việc gì Bác cũng tự làm, ai cũng thương, cũng giúp. Bác tắm cho trẻ, chữa ghẻ, chốc cho các cháu. Đứa nào cũng được Bác cho quà và trò chuyện thân mật như ông với cháu. Bọn trẻ đứa nào cũng thích dù đó chỉ là những gói kẹo nhỏ. Hầu như tết Trung thu nào Bác cũng gửi quà và viết thư chúc Tết Trung thu cho các cháu thiếu niên nhi đồng với những tình cảm yêu mến thiết tha:


Trung thu trăng sáng như gương
Bác Hồ ngắm cảnh nhớ thương nhi đồng.


Trong những buổi gặp gỡ với các cháu tại phủ Chủ tịch, Bác luôn muốn bồng bế các cháu nhỏ, ôm hôn tất cả.


Có người chiến sĩ từng bảo vệ Bác, kể lại trong niềm xúc động: có cán bộ cứ nghĩ rằng đạo đức cách mạng chỉ để áp dụng trong công tác thôi. Bản thân tôi, được gần Bác, thấy ngay cả lúc ăn cơm, Bác cũng dạy ta thế nào là đạo đức cách mạng. Mỗi khi có món gì ngon là Bác chia sẻ cho người này, người kia cùng ăn. Cầm chén cơm, đôi lúc Bác như tư lự về điều gì đó. Bác yên lòng sao được khi miền Nam phải ăn cơm giữa mưa bom, bão đạn, ở đâu đó, các cụ già, em nhỏ đói rách, lang thang, các chiến sĩ dầm mưa chịu đói rét để kịp giờ hành quân.


Ngay cả lúc bệnh tình của Người ngày một xấu đi, Bác vẫn luôn trăn trở, thăm hỏi tình hình chiến sự ở miền Nam, bởi lẽ, miền Nam ruột thịt luôn ở trong trái tim Người.


Tuy nhiên, ở Bác, chỉ có tình yêu thương con người là chưa đủ mà nó phải gắn liền với thái độ tôn trọng con người, biết cách nâng đỡ, giáo dục con người, rộng lượng, khoan dung, đồng thời phải biết nghiêm khắc với bản thân.


Đối với những cán bộ, đảng viên có lỗi, Bao giờ Người cũng mong muốn và tạo điều kiện cho họ sửa chữa lỗi lầm. Người dạy rằng: mỗi con người đều có thiện và ác ở trong lòng. Ta phải biết làm cho phần tốt nảy nở như hoa mùa xuân để đẩy lùi phần ác chứ không phải đập cho tơi bời.


Tấm lòng nhân ái bao la của Bác luôn khoan dung cho tất cả mọi người. Nhờ vậy, Bác đã tập hợp được cả dân tộc, cả những thành phần trước đây đối lập với Người trong cuộc cách mạng giành độc lập tự do và xây dựng chủ nghĩa xã hội.


Với tinh thần đánh kẻ chạy đi không đánh người chạy lại, Bác đã cảm hóa được những người ở bên kia chiến tuyến, những phạm nhân trong lao tù. Năm 1946, Bác tới trại giam Hỏa Lò để thăm hỏi, khuyên bảo những phạm nhân ở đây. Bác ân cần ngồi bên họ, khuyên bảo họ, nghe họ phân trần, và Người đã rưng rưng nước mắt. Trong bức thư gửi cho người Pháp, Bác nói: than ôi, trước lòng bác ái thì máu Pháp hay máu Việt cũng đều là máu. Những dòng máu đó chúng tôi đều quý như nhau.


Tất cả những điều đó đã thể hiện một nhân cách lớn: nhân ái, vị tha, khoan dung, nhân hậu, hết mực vì con người. Hồ Chí Minh - Người là vầng thái dương rạng ngời, ấm áp!


Ngày nay, trong thời đại kinh tế thị trường, chúng ta đang từng bước hội nhập với thế giới, có nhiều luồng văn hóa độc hại du nhập vào nước ta. Trong đó, thanh thiếu niên là lớp người chịu ảnh hưởng nhiều nhất. Mặt khác, một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, công chức nhà nước đang trong tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, phẩm chất đạo đức, xa rời quần chúng nhân dân, cơ hội, tham nhũng, thu vén cho bản thân mình mà quên mất mình là “đày tớ phục vụ nhân dân” như lời Bác đã dạy.


Cuộc vận động tìm hiểu và học tập tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh đã và đang có một tác động sâu rộng với mọi tầng lớp nhân dân. Đó là một trong những giải pháp nhằm ngăn chặn và từng bước đẩy lùi những thực trạng trên. Song song đó, việc rèn luyện, củng cố và phát triển đạo đức cách mạng của mỗi người phải là việc làm thường xuyên và liên tục.


Riêng bản thân tôi, một người làm việc trong ngành văn hóa thông tin, những câu chuyện viết về Người thật sự là những tài liệu vô cùng quý giá. Chúng tôi là những chiến sĩ trên mặt trận văn hóa tư tưởng, có nhiệm vụ tuyên truyền đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước đến công chúng. Vì thế, hơn ai hết, chúng tôi phải thường xuyên rèn luyện, tu dưỡng đạo đức mà nhất là phải tăng cường học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Có như thế, chúng tôi mới đủ bản lĩnh, năng lực, và cảm thấy mình xứng đáng là những tuyên truyền viên, thực hiện nhiệm vụ của Đảng và Nhà nước.










http://www.doandcdcantho.org.vn/p/index.php?option=com_content&task=view&id=398&Itemid=209







Những người vợ chính thức của Hồ Chí Minh

1. Nông Thị Xuân

Năm 1930 Hồ Chí Minh đã thành lập Đảng Cộng Sản Đông Dương theo chỉ thị của Liên Xô, được Liên Xô và Trung Quốc tài trợ vũ khí tiền bạc và đã hoạt hoạt động trong rừng Việt Bắc ở hang Pắc Pó.
Thời gian hoạt động trong mật khu rừng Việt Bắc, năm 1950 Hồ Chí Minh có si tình một cô gái người Tày tên là Nông Thị Xuân. Năm ấy (1950) Nông Thi Xuân được 14 tuổi, Hồ Chí Minh đem lòng si mê cô gái miền núi có nhan sắc tuyệt đẹp nầy.
Năm 1956 Hồ Chí Minh được làm chủ tịch nước ở Miền Bắc, lúc nầy Hồ được 66 tuổi và ông ta chỉ thị cho trung ương Đảng đến Cao Bằng đem Nông Thị Xuân về Hà Nội làm hộ lý cho ông ta.
Đến năm 1957 Nông Thị Xuân sanh được một đứa con trai đặt tên là Nguyễn Tất Trung. Cô Nông thị xuân lúc nầy được 21 tuổi và cô ấy sống ngoài phủ chủ tịch ở một ngôi nhà của Trần Quốc Hoàn bộ trưởng Công an. Hằng đêm Hồ Chí Minh cần giải quyết sinh lý thì sai bộ trưởng Công an Trần Quốc Hoàn chở Nông Thị Xuân vào phủ chủ tịch cho Hồ Chí Minh thỏa mản.
Sau khi sanh được đứa con trai với Hồ Chí Minh, Nông thị Xuân đòi Hồ Chí Minh phải công khai thừa nhận và công bố cho mọi người biết là vợ chồng chính thức co dah chính ngôn thuận. Hồ Chí Minh có đem việc nầy bàn với Lê Duẫn và Trường Chinh, nhưng bộ chính trị bàn rằng để giữ thần tượng suốt đời Vì Dân Vì Nước không vợ không con là Cha già Dân tộc. Vì vậy Hồ Chí Minh phải giết Nông Thị Xuân để bịt miệng.
Hồ Chí Minh ra lệnh cho Trần Quốc Hoàn bộ trưởng Công an giết Nông Thị Xuân. Trần Quốc Hoàn động lòng trước nhan sắc người đẹp nên sẵn dịp tùng dịp thừa cơ hãm hiếp Nông Thị Xuân sau đó lấy dây thắt cổ Nông Thị Xuân cho đến chết rồi sai lính khiêng xác ra ngoài cho xe cán lên và nói rằng Nông Thị Xuận bị tai nạn xe đụng chết.


2. Tăng Tuyết Minh

Tính đến mùa xuân năm 1927, Hồ Chí Minh đã lưu lại ở Quảng Đông hơn hai năm. Trong thời gian này, Hồ Chí Minh đã trở thành một một thành viên nổi tiếng và có uy tín trong những người hoạt động cộng sản, và đã có quan hệ mật thiết với Chu Ân Lai và một số thành phần khuynh tả của Quốc Dân Đảng Trung Quốc. Cuộc sống của ông lúc này tương đối ổn định, và có lẽ vì lý do này, ông có ý định lập gia đình. Hồ Chi Minh bàn với Lâm Đức Thụ về ý định lập gia đình, và nhờ Thụ tìm làm mai mối.
Sau đó một thời gian, vợ của Lâm Đức Thụ giới thiệu cho Hồ Chí Minh một phụ nữ trẻ tên là Tăng Tuyết Minh, con gái của một gia đình buôn bán giàu có trong vùng. Thân mẫu của Tuyết Minh là vợ thứ ba của thân phụ cô ta, vì thế cô không được yêu quí trong gia đình. Sau khi thân phụ của Tuyết Minh qua đời, cô bị đuổi ra khỏi nhà. Trong hoàn cảnh tuyệt vọng như thế, khi được vợ của Lâm Đức Thụ mai mối cho Hồ Chi Minh, Tuyết Minh nhận lời ngay. Tuy nhiên, Tuyết Minh là người ít học, do đó một số đồng chí của Hồ Chi Minh tỏ vẻ không đồng ý cho cuộc hôn nhân này. Mẹ của Tăng Tuyết Minh cũng không hài lòng vì thấy Hồ Chí Minh là một người hoạt động cộng sản, nay đây mai đó, và sợ con gái bà sẽ khổ vì phải xa cách chồng. Nhưng người anh cả của Tăng Tuyết Minh thì lại rất muốn gả cô cho Hồ Chí Minh và khuyến khích cuộc hôn nhân. Sau ngày thành hôn, hai vợ chồng Tăng Tuyết Minh và Hồ Chi Minh sống chung trong một villa của Borodin. Nhưng sáu tháng sau khi thành hôn, khi nghe tin mật thám ruồng bắt, Hồ Chí Minh bí mật rời Quảng Đông bằng xe hỏa để đi Hồng Kông, bỏ vợ lại Quảng Đông.
Quan hệ giữa Tăng Tuyết Minh và Hồ Chí Minh trong thời gian sau đó không được rõ ràng. Có thể là kể từ ngày Hồ Chí Minh rời Quảng Đông, mối tình coi như chấm dứt. Tuy nhiên, sau khi rời Quảng Đông một năm, Hồ Chí Mnh có viết cho Tăng Tuyết Minh một lá thư riêng mà Lâm Đức Thụ trao lại cho mật thám Pháp; trong thư Hồ Chí Minh viết: "Tuy rằng chúng ta đã xa cách nhau gần một năm rồi, tình cảm chúng ta dành cho nhau vẫn còn nguyên vẹn, dù không nói ra. Anh muốn nhân cơ hội này gửi đến em vài lời cam đoan và mong em vững lòng. Anh cũng muốn nhờ em gửi lời chúc tốt đẹp nhất đến mẹ em". Ngoài ra, có bằng chứng cho thấy hai người tình cờ gặp nhau ở Hồng Kông vào năm 1930.
Theo một sử gia người Trung Quốc, sau này khi công sản nắm cính quyền và trở thành chủ tịch nước, Hồ Chí Minh có tìm cách liên lạc với Tăng Tuyết Minh, nhưng mọi thư từ đều không tới tay bà.


3. Nguyễn Thị Minh Khai

Năm 1931, lúc còn lưu lại ở Hồng Kông, Hồ Chí Minh bắt đầu một cuộc tình mới với một phụ nữ người Việt Nam trong nhóm hoạt động cộng sản của ông. Người phụ nữ đó là Nguyễn Thị Minh Khai, là chị của Nguyễn Thị Minh Thái. (Minh Thái là vợ của tướng Võ Nguyên Giáp, một đồng chí trẻ tuổi của Hồ Chí Minh). Minh Khai là một phụ nữ trẻ đẹp, lanh lợi, thông minh, và rất nhiệt tình với phong trào cộng sản. Minh Khai xuất thân từ một gia đình có tiếng ở Hà Đông, là con của cụ Nguyễn Văn Bình, một nhà nho đậu phó bảng, nhưng sau này làm công chức cho Pháp. Mối tình giữa Minh Khai và Hồ Chí Minh không được rõ ràng, và bằng chứng còn lại chỉ là gián tiếp, chứ không cụ thể. Trong một lá thư viết cho Noulens, Hồ Chí Minh xin phép làm lễ thành hôn với Minh Khai, song Noulens trả lời là ông ta cần phải biết trước hai tháng để chuẩn bị. Tuy nhiên, sau đó không lâu, Minh Khai đã bị cảnh sát Anh bắt vì tội hoạt động cộng sản. Sau khi bị giam vài tháng, và không đủ chứng cớ, Minh Khai được trả tự do. Sau này, Nguyễn Thị Minh Khai lập gia đình với Lê Hồng Phong (một cán bộ cao cấp trong Đảng Cộng sản Đông dương) tại Moscow.
Mối quan hệ giữa Hồ Chí Minh và Nguyễn Thị Minh Khai là một khía cạnh không rõ ràng trong cuộc đời của Hồ Chí Minh. Không có những tài liệu chính thức nào từ Moscow, Trung Quốc, hay Hồng Kông để có thể kết luận rằng hai người là chồng vợ. Tuy nhiên, một số thư từ và báo cáo mật trong nội bộ Đảng Cộng sản Đông dương đề cập đến Nguyễn Thị Minh Khai như là "vợ của Hồ Chí Minh", và dữ kiện này cho các nhà sử học Tây phương một chứng cớ để cho rằng hai người có quan hệ tình cảm vợ chồng. Trong một tờ khai lý lịch đảng viên bằng tiếng Nga của Nguyễn Thị Minh Khai còn lưu trữ tại Moscow, trong phần gia đình, bản lý lịch ghi chồng là Hồ Chí Minh (lúc đó có tên là Nguyễn Ái Quốc), nhưng có dấu viết gạch bỏ lời khai này.


4. Nông Thị Ngát

Trước năm 1940 Hồ Chí Minh hoạt động ở rừng Việt Bắc, thời gian nầy Pháp thường truy đuổi đám giặc cướp thổ phỉ theo chủ nghĩa cộng sản của Hồ Chí Minh. Ông ta phải rút vào rừng sâu ở gần biên giới Việt-Hoa và ẩn trốn trong hang Pắc Pó. Hồ Chi Minh được sự chăm lo của một nữ hộ lý nười dân tộc Tày tên Nông Thị Ngát (Hồ Chí Minh sửa tên cho bà ta là Nông thị Trưng). Hồ Chí Minh quan hệ tình dục với Nông Thị Ngát thường xuyên vì Ngát ở chung với Hồ trong hang Pắc Pó. Năm 1940 Nông Thị Ngát sanh được đứa con trai là đặt tên là Nông Đức Mạnh đương kiêm Tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam hiện nay.

Hồ Chí Minh và những sự thật

Hồ Chí Minh được Trung ương Comintern (Cộng sản Đệ tam Quốc tế) cưới cho một bà vợ người Nga và Hồ Chí Minh đã ăn ở với người đàn bà người Nga này sinh được một người con gái, hồ sơ lưu nầy còn lưu trử ở Moscow.
Trong cuốn sách “Đêm giữa ban ngày” của Vũ Thư Hiên, tác giả cho biết ông Hồ còn có ăn ở với một phụ nữ dân tộc Tày/Nùng tên là Nông Thị Xuân, và sau này bị Trần Hoàn, Bộ trưởng Nội vụ, chủ mưu giết chết. Tuy nhiên, đây cũng là một sự thật mà bộ chính trị cộng sản che đậy. Có thể nói ngay rằng câu chuyện cô Xuân và ông Hồ có xuất xứ bằng chứng rõ ràng, Trong bài viết của Nguyễn Minh Cần, ông cho biết là ông lấy thông tin từ lời kể của Vũ Thư Hiên, và từ một số người mà ông viết là "người ta kể cho tôi", trong đó, có thể kể cả "một bức thư dài 5 trang đánh máy của người chồng chưa cưới của cô Vàng đã bị giết, viết ngày 29 tháng 7 năm 1983" nhưng ông không được quyền công bố bức thư này. Còn ông Vũ Thư Hiên thì chỉ viết theo lời kể của ông Nguyễn Tạo và một số lời nói của ông Vũ Đình Huỳnh, nguyên bí thư riêng của ông Hồ (ông Huỳnh còn là thân phụ ông Vũ Thư Hiên).
Ngoài ra, trong cuốn hồi ký ngắn, “Dọc đường gió bụi,” ông Trần Trọng Kim viết rằng ông Hồ còn có quan hệ tình dục và có con với một người tên là Đỗ Thị Lạc. Đảng Cộng sản cố giấu và lừa gạt nhân dân về những sự thật nầy để cố tô vẽ thần tượng Hồ Chí Minh như một vị thánh sống với khẩu hiệu: "Học tập theo gương bác Hồ vĩ đại" !
Last edited by conmeonho; 01-12-2008 at 06:50 PM.

http://nguoivietnamchau.com/forums/showthread.php?t=3487



Chuyện Tình của "bác Hồ"
(Sơn Hà)

Ðã nhiều lần, quý vị nghe nói Hồ chí Minh xuống tàu Pháp ra nước ngoài để tìm việc làm nuôi thân. Việc đi theo cộng sản, hoạt động chính trị là việc sau này, chứ ngày xuống tàu Tây xin làm phụ bếp từ bến cảng Sài Gòn chỉ là để kiếm việc làm nuôi thân, không còn lý do nào khác.


Hơn nữa, trong lúc gia đình đang gặp hoạn nạn, anh Nguyễn Tất Thành, tức là Hồ chí Minh lúc bấy giờ, phải kiếm tiền để giúp gia đình. Hoạn nạn xảy ra cho gia đình ông Hồ là: ông Nguyễn Sinh Huy, cha của ông Hồ là người nghiện rượu, trong lúc say rượu đã đánh chết nông dân tên là Tạ Ðức Quang, tại Bình Ðịnh. Từ đó, ông Nguyễn Sinh Huy bị đuổi việc là gia đình lâm cảnh thiếu thốn. Những điều này có ghi rõ ràng trong các hồ sơ của sở Mật Thám Pháp với các lời khai của bà Thanh và ông Nguyễn Tất Ðạt, chị và anh của ông Hồ chí Minh. Những hồ sơ này đã được nhà sử học Pháp Daniel Hemery tìm thấy và đăng trên tạp chí Approches Asie, số tháng 11 năm 1992.

Hôm nay, chúng ta sẽ phải nói đến chuyện tình của Bác.
Các văn nô của chế độ cứ nhất định đề cao Bác là con người vượt lên trên sự bình thường của con người, là trọn đời "hiến dâng cho dân tộc", không biết yêu đương trai gái là gì. Do đó, việc ông Hồ không có vợ con, không yêu đương trái gái trở thành huyền thoại của một con người thờ chủ nghĩa độc thân.

Nhưng, sự thật lại khác hẳn. Ngay từ ngày đầu đặt chân đến Paris, Hồ chí Minh đã nếm mùi thất tình với cô đầm Tây tên là Bourdon. Bằng chứng này là lá thư tình của Hồ chí Minh và thư trả lời của cô đầm Bourdon, còn lưu trữ trong văn khố Solotfom, se'rie II, carton 14.


Về sau, khi Hồ chí Minh đến Mạc Tư Khoa, cộng sản Nga đã cung cấp cho một người vợ, mà cộng sản nói là cần vụ nữ. Khi Hồ chí Minh bị bắt ở Hồng Kông, thì sự việc phơi ra là ông ta đang sống với một phụ nữ Tàu tên là Lý Sâm. Rồi đến chuyện tướng Long Vân của Vân Nam đã từng tiếp Hồ chí Minh tại doanh trại ở Côn Minh và thu xếp cho ông ở chung với một gái Tàu. Theo hồi ký Mặt Thật, của cựu Ðại Tá cộng sản, phó tổng biên tập báo Nhân Dân, ông Bùi Tín có viết ở trang 92, là bác Hồ có người yêu hay vợ, ở Pháp tên là Biere, ở Tàu có cô Tuyết Cần, ở Nga có cô Ve'ra Vasiliera,...


Tuy nhiên, chuyện nổi bậc nhất về chuyện yêu đương trai gái của Hồ chí Minh vừa được khám phá mới đây, sau khi chế độ cộng sản Liên Xô bị sụp đổ. Ðó là Hồ chí Minh đã chính thức lấy nữ đồng chí Nguyễn Thị Minh Khai làm vợ. Bà Sophia Quinn-Judge đã khám phá trong kho tài liệu tại Mạc Tư Khoa, và Bà thuật lại là Hồ chí Minh còn tán tỉnh cả vợ chưa cưới của Chu Ân Lai. Cũng theo Bà Sophia, thì lúc đến Nga, Hồ chí Minh có một nữ cán bộ hướng dẫn, và ông chinh phục được cô này.

Vẫn theo Bà Sophia Quinn-Judge, vào năm 1934, Hồ chí Minh ăn mặc rất sang trọng theo thời trang Âu châu. Lúc trở lại nhà Neiya Zorkaya --một cán bộ nữ-- có dắt theo người đàn bà Việt Nam rất đẹp, ăn mặc sang trọng, dùng loại nước hoa đắc tiền. Hồ chí Minh giới thiệu với mẹ của Neiya Zorkaya, người đàn bà đó là vợ, tên là Phan Lan. Phan Lan là bí danh của Nguyễn Thị Minh Khai. Nguyễn thị Minh Khai có lẽ là người đàn bà để lại trong tâm hồn của Hồ chí Minh nhiều dấu ấn tình cảm nhất.

Nguyễn thị Minh Khai là người cùng quê với Hồ chí Minh và hai người gặp nhau ở Mạc tư Khoa để công tác chính trị. Nguyễn thị Minh Khai ở chung với một cô gái khác tên là Lý Phương, vào tuổi độ 16. Hàng ngày Hồ chí Minh lui tới để chỉ dẫn cho Minh Khai về chính trị. Theo sử gia Tàu, ông King Chen, Hồ chí Minh có giai đoạn hoạt động với tư cách là đảng viên Trung cộng mang tên là Hồ Quang, cho đến năm 1940. Cũng năm 1940, vụ bạo động ở Việt Nam thất bại, Pháp bắt được Nguyễn thị Minh Khai và đem xử bắn vào tháng 8 năm 1941. Một năm sau, tức năm 1942, Hồ chí Minh đến Trung Quốc để giúp Phong trào Giải phóng. Hồ chí Minh, muốn tìm một tên mới để tránh sự theo dõi của mật thám Pháp. Hồ chí Minh nghĩ đến người vợ yêu mến Nguyễn thị Minh Khai. Ông ta muốn gắn liền Minh Khai với ông đến suốt đời nên lấy tên là Minh, vì Minh với Quang có ý nhĩa gần nhau (minh là sáng, quang là ánh sáng); lại thêm chữ Chí vào để nói lên sự chí tình, trọn vẹn.

Hồ Chí Minh đã gói ghém mối tình với Nguyễn Thị Minh Khai đến trọn đời, những người khác chỉ là kẻ qua đường. Cho nên, càng thuê dệt họ Hồ độc thân, không vợ, không con, để trọn đời làm cách mạng,... càng làm cho sự việc trở nên trơ trẽn.

Còn việc đổi họ Nguyễn thành ra họ Hồ thì sao? Sử gia Trần Quốc Vượng, hiện còn ở trong nước, là một trong những người tìm ra ông Hồ Sĩ Tạo là ông nội ruột của ông Hồ chí Minh, và bố ông Hồ chí Minh là Nguyễn Sinh Huy không phải họ Nguyễn, là đứa con bị ông Hồ Sĩ Tạo bỏ rơi. Trong một dịp khác chúng ta sẽ tìm hiểu rõ hơn về điểm này.


No comments:

Post a Comment